ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT AMIDAN BẰNG LASER CO2 TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả cắt Amidan bằng laser CO2 tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng: 65 bệnh nhân được phẫu thuật cắt Amidan bằng laser CO2 tại khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 04/2022 đến tháng 12/2022. Phương pháp: Mô tả tiến cứu có can thiệp trước-sau. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 52,3% tương đương nam chiếm 47,7%. Tuổi trung bình là 22,7. Triệu chứng cơ năng thường gặp là đau họng chiếm 66,1% tiếp theo là nuốt vướng chiếm 35,4%. Mức độ quá phát của Amiđan độ III, IV chiếm đa số. Nhóm tuổi 6-15 có thời gian phẫu thuật ngắn nhất, nhóm tuổi 35-55 đa số có thời gian phẫu thuật trên 30 phút. Lượng máu mất trung bình trong phẫu thuật là 12,5 ml trong đó đa số là mất máu từ 5-10 ml chiếm 70,8%. Điểm đau trung bình cao nhất ngày đầu sau mổ là 4,2 điểm. Thời gian nằm viện trung bình 4,12 ngày, thời gian làm việc và học tập trở lại bình thường trung bình 6,7 ngày. Biến chứng sau mổ hay gặp nhất là tổn thương các mô xung quanh chiếm 18,5%, chảy máu muộn gặp với tỷ lệ thấp là 3,1%. Đánh giá hốc mổ 96,9% tiến triển tốt. Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy phương pháp phẫu thuật cắt Amiđan bằng laser CO2 là phương pháp an toàn.
Từ khóa
Viêm Amiđan mạn tính, phẫu thuật cắt Amiđan, laser CO2, kết quả phẫu thuật, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Lê Công Định (2012), “Đánh giá kết quả cắt amidan bằng dao mổ Gold Laser tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Tai mũi hojgn Việt Nam, Tập 3, tr. 9-14.
[3] Ellermann S, Ernst S. (2010) “Recurrent tonsillitis in adults: quality of life after tonsillectomy”, Dtsch Arztebl Int., Vol 107(36), pp. 622-628.
[4] Trịnh Đình Hoa, Nguyễn Đình Bảng (2014), “Đánh giá kết quả kỹ thuật cắt amiđan bằng đông điện lưỡng cực (Bipolar) ở trẻ em”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 8, phụ bản số 1, tr. 65-66
[5]. Kothari P. Patel S, Brown P et al.(2002) A prospective double- blindrandomized comparing the suitability of KTP laser tonsillectomy with conventional dissection tonsillectomy for day case sugery. Clinical Otolaryngolory & Allied Sciences.27: 369- 73.
[6] Lý Xuân Quang, Phạm Kiên Hữu (2007), Đánh giá kết quả sử dụng dao mổ siêu âm trong cắt amiđan, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, (11), Phụ bản số 1, tr. 5-8.
[7] Seshamani M, Vogtmann E, (2014): “Prevalence of complications from adult tonsillectomy and impact on health care expenditures”, Otolaryngol Head Neck Surgery, Vol 150(4), pp. 574-581.
[8] Nguyễn Tuấn Sơn (2012): “Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị của phương pháp cắt Amidan bằng dao điện đơn cực”, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, Số 1, tr. 21-28.
[9] Richard S., (2017) “Complications of Tonsillectomy A Comparison of Techniques”, Arch Otolaryngol Head Neck Surgery, Vol 133(9), pp. 925- 928.
[10] Trần Anh Tuấn, Nhan Trừng Sơn (2010), “Sử dụng coblator cắt 50 ca amiđan người lớn tại cơ sở 2 Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM trong 3 tháng hè 2009, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, Số 4 (2), tr 11-16.