NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT RÒ LUÂN NHĨ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh tương đối phổ biến trong bệnh lý tai mũi họng. Rò luân nhĩ thường không được quan tâm, chỉ khi có biến chứng người bệnh mới đi khám và điều trị. Do đó việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng tái phát cao. Việc nắm được đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá được kết quả điều trị rò luân nhĩ giúp điều trị sớm, tránh biến chứng và góp phần tiên lượng bệnh. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả phẫu thuật rò luân nhĩ. Đối tượng và phương pháp: phương pháp nghiên cứu là mô tả loạt trường hợp can thiệp lâm sàng tự đối chứng trước sau, thu thập số liệu hồi cứu kết hợp với tiến cứu. Đối trượng gồm 37 bệnh nhân chẩn đoán rò luân nhĩ được phẫu thuật tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ và bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Kết quả: Nhóm tuổi 6-15 chiếm tỷ lệ cao nhất 48.6%. Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1.5/1. Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử gia đình chiếm 54.1%. Bệnh nhân gặp biến chứng abscess 27%, viêm tấy đường rò 35.1%. Vị trí miệng lỗ rò thường gặp là trước gờ luân nhĩ 82.2%. Đặc điểm mô bệnh học thường gặp biểu mô lát tầng sừng hóa 65.6%. Thời gian nằm viện của nhóm 8-14 ngày chiếm tỷ lệ nhiều nhất 51.4%. Biến chứng trong phẫu thuật: chảy máu 6.7%, đứt đường rò 4.4%. Biến chứng sau phẫu thuật: tụ máu vết mổ 4.4%, nhiễm trùng 2.2%. Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng: tốt 91.1%, trung bình 6.7%, xấu 2.2%. Kết luận: Rò luân nhĩ được phát hiện và điều trị chủ yếu ở lứa tuổi trẻ em, nam nhiều hơn nữ, có vai trò của yếu tố gia đình. Vị trí miệng lỗ rò hay gặp ở trước gờ luân nhĩ. Mô bệnh học thường gặp là biểu mô lát tầng sừng hóa. Biến chứng trong và sau mổ ít gặp. Đa số bệnh nhân kết quả điều trị sau 3 tháng tốt.
Từ khóa
rò luân nhĩ
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Paul W.Flint,Bruce H.Haughey, Valerie J.Lund, John K. Niparko, K.Thomas Robbins, J. Regan Thomas, Marci M. Lesperance (2015), Cummings Otolaryngology - Head and Neck Surgery - 6th Ed. - 3 Vols. - Saunders.
3. Abdulsalam Al-Qahtani, Haidar Hassan, and Larem Aisha (2020), Textbook of Clinical Otolaryngology, Springer, Switzerland.
4. Prasad S., Grundfast K., and Milmoe G. (1990), "Management of congenital preauricular pit and sinus tract in children", Laryngoscope, 100 (3), pp. 320-321.
5. Huang W.J., Chu C.H., Wang M.C., et al. (2013), "Decision making in the choice of surgical management for preauricular sinuses with different severities", Otolaryngol Head Neck Surg, 148 (6), pp. 959-964.
6. Li K, Hao Y, Zhao J, Zhou L, Wu Y, Zeng X, Gao W, Zhang X (2023). Surgical treatment of preauricular fistulas: a 12-year single-center clinical observation. BMC Surg. 2023 Sep 30;23(1):297
7. Đỗ Duy Khánh (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật rò luân nhĩ tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2019-2021, Tạp chí Y dược học Cần Thơ - Trường Đại học Y Dược, Đại học Cần Thơ, 2021(41), tr. 216-220.
8. Kim, W. J., Lee, Y. M., cKim, D. H., Choe, S., Lee, D., Park, S. Y,Heo, K. W. (2019). Causes and prevention of revision surgery for preauricular sinus: A histopathological analysis. International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology, 116
9. Han, J. S., Park, J. M., Han, J. J., Cho, Y. S., Vidal, J. L., Park, S. Y., & Park, S. N. (2020). Surgical results of infected preauricular sinus: No need for delay. International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology, 135, 110129.
10. Khardali M.H., Han J.S., Kim S.I., et al. (2020), "Clinical efficacy of standard simple elliptical incision following drain-less and subcutaneous suture technique in preauricular sinus surgery", Am J Otolaryngol, 41 (4), pp. 102465