KẾT QUẢ CHĂM SÓC VÀ TƯ VẤN CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM MŨI XOANG CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả chăm sóc và tư vấn cho người bệnh viêm mũi xoang cấp tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp trên 306 bệnh nhân từ 15 tuổi trở nêm bị viêm mũi xoang. Kết quả: sau tư vấn giáo dục sức khỏe, kiến thức của bệnh nhân thay đổi rõ rệt từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5: tăng từ 35% đến 85%, thực hành chung của đối tượng nghiên cứu đã được cải thiện rõ rệt từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 sau điều trị từ 47% lên 87%. Những người không tìm hiểu thông tin có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người tìm hiểu thông tin, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Những người có kiến thức tốt và thực hành đạt cao có kết quả chăm sóc đạt mức tốt cao hơn những người có kiến thức và thực hành chưa đạt, p < 0,05. Có sự thay đổi đáng kể về kiến thức, thực hành và kết quả tư vấn của người bệnh trong quá trình điều trị.
Từ khóa
Viêm mũi xoang cấp, kiến thức, can thiệp
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Hùng, Lê Minh Kỳ (2015).Hiệu quả phương pháp rửa mũi trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính tại nhà máy xi măng Hải Phòng năm 2014 – 2015. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 436. Tr: 63-66.
2. Lê Minh Tâm (2012). Hiệu quả bơm rửa mũi bằng nước muối sinh lí sau phẫu thuật nội soi viêm mũi xoang mạn tính, Luận văn Thạc sĩ Y học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, trang 35 – 53.
3. Bùi Thị Thanh Thúy, Trần Anh Tuấn, Jane Dimmit Champion (2016). Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm mũi xoang mạn tại Bệnh viện Trường đại học Y dược Cần Thơ. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(5): 352- 362.
4. Lê Thị Thảo (2015). “Kết quả chăm sóc tại chỗ bệnh nhân viêm mũi xoang bằng phương pháp Proetz tại khoa Khám bệnh bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương năm 2015” Luận văn thạc sỹ y học, ĐH Thăng Long 2015.
5. Bùi Thị Mỹ Hà, Khiếu Hữu Thanh, Hoàng Xuân Hải (2018). Đánh giá hiệu quả chăm sóc bệnh nhân viêm xoang mạn tính với bộ dụng cụ rửa mũi Nasal Rinse. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 1 (4): 86 -92.
6. Trần Minh Hiếu, Nguyễn Quang Huy (2017). Hiệu quả của phương pháp rửa mũi bằng máy hút áp lực âm trong điều trị viêm xoang tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện E từ tháng 3/2014 đến tháng 8/2014. Tạp chí Y học Việt Nam, 452 , số chuyên đề, 59-68.
Tiếng Anh
7. Anglen J, Apostoles S, Christensen G et al (1994). The efficacy of various irrigation solutions and methods in removing slime- producing staphylococcus. Journal of Orthopaedic Trauma. Vol 8(5): 390-6
8. Brown LL, Shelton HT, Bornside GH et al (1978). Evaluation of wound irrigation by pulsatile jet and conventional methods. Annals of Surgery. 187(2): 170-73.
9. Harvey R, Hannan SA, Badia L et al (2007). Nasal saline irrigations for the symptoms of chronic rhinosinusitis. Cochrane database of systematic reviews (Online) (3): PMID 17636843.