KHẢO SÁT SỐ ĐO GÓC TRÁN VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI ĐƯỜNG KÍNH TRƯỚC SAU LỖ THÔNG XOANG TRÁN TRÊN CT SCAN

Trần Viết Luân1, Vũ Minh Thắng1, , Nguyễn Quang Hùng2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi xoang trán vẫn còn là một thách thức lớn đối với nhiều phẫu thuật viên vì có đường dẫn lưu phức tạp và liên quan nhiều cấu trúc nguy hiểm như sàn sọ, động mạch sàng trước. Đường dẫn lưu xoang trán (frontal sinus drainage pathway) có ba phần khác nhau hợp lại có dạng một đồng hồ cát, vì ba phần cấu thành không nằm trên một đường thẳng nên đường dẫn lưu xoang trán có hình dáng cong, gập góc thắt eo ở lỗ thông xoang trán gây hạn chế nguồn sáng ống nội soi và dụng cụ tiếp cận phẫu trường. Ngoài đường kính trước sau lỗ thông xoang trán và các tế bào ngách trán, góc trán có thể là yếu tố mới tiên lượng trước phẫu thuật nội soi xoang trán. Mục tiêu: xác định số đo góc trán ở người Việt Nam trưởng thành cũng như phân độ phức tạp ngách trán, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Khảo sát số đo góc trán và mối tương quan với đường kính trước sau lỗ thông xoang trán và phân độ phức tạp ngách trán trên CT scan”. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả với 105 bệnh nhân được MSCT mũi xoang tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2023 đến tháng 08/2023. Kết quả: Mẫu nghiên cứu có tỉ lệ nam:nữ = 1,1, độ tuổi trung bình là 42,5±15,1. Số đo góc trán của 210 ngách trán nằm trong khoảng 16,6⁰ đến 90⁰ . Số đo trung bình góc trán 60,3⁰±16,9⁰. Đường kính trước sau lỗ thông xoang trán 7,8 ± 1,6 mm. Có mối tương quan mạnh giữa số đo góc trán và đường kính trước sau lỗ thông xoang trán (hệ số tương quan Pearson: r = 0,66, p<0,001).
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê số đo góc trán trung bình ở nhóm ngách trán phức tạp ít, vừa, nhiều và nhất (p<0,001). Kết luận: số đo góc trán trên hình ảnh CT scan là một yếu tố tiên lượng mới trợ giúp rất hữu ích khi khảo sát ngách trán trước phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.Lâm Huyền Trân, Nguyễn Thị Hồng Loan, Võ Đức Thịnh (2023), "Khảo sát đường dẫn lưu xoang trán trên phim CT scan mũi xoang tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 9/2020 đến tháng 8/2022", Tạp chí Y học Việt Nam, 526 (1), pp. 262-267.
2.Nguyễn Mai Phương Trang, Lê Minh Tâm, Nguyễn Hữu Dũng (2023), "Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ngách trán bằng phương pháp soi bóng xoang trán dưới sự hướng dẫn của dụng cụ lightseeker tại bệnh viện đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh", Tại chí Tai Mũi Họng Việt Nam, 525 (1A).
3.Georgalas C., Sama A. (2022), "Anatomy of the Frontal Sinus and Frontal Recess", The Frontal Sinus, Thieme, Stuttgart, Germany, pp. 36-50.
4.Gheriani H., Al-Salman R., Habib A. R., et al. (2020), "Frontal Ostium Grade (FOG): A New Computer Tomography Grading System for Endoscopic Frontal Sinus Surgery", Otolaryngol Head Neck Surg, 163 (3), pp. 611-617.
5.Hilger A. W., Ingels K., Joosten F. (1999), "Sagittal computerized tomography reconstruction of the lateral nasal wall for functional endoscopic sinus surgery", Clin Otolaryngol Allied Sci, 24 (6), pp. 527-30.
6.Kołodziejczyk P., Gotlib T., Niemczyk K. (2021), "Frontal Angle: A New Predictor of Difficulty in Endoscopic Frontal Sinus Surgery-A Preliminary Computed Tomography Study", Ear Nose Throat J.
7.Seresirikachorn K., Sit A., J.Harvey R. (2023), "Carolyn's Window Approach to Unilateral Frontal Sinus Surgery", The Laryngoscope 133 (10), pp. 2496-2501.
8. Wormald P. J. (2018), "Endoscopic Sinus Surgery : Anatomy, ThreeDimensional Reconstruction, and Surgical Technique", Thieme Medical Pub, pp. 50-88.
9.Wormald P. J. (2018), "Surgical Approach to the Frontal Sinus and Frontal Recess", Endoscopic Sinus Surgery, Thieme, New York, pp. 89-110.
10. Wormald P. J. (2005), "Endoscopic sinus surgery-Anatomy, three-dimensional reconstruction, and surgical technique", Thieme Medical Publishers.
11.Wormald P. J., Hoseman W., Callejas C., et al. (2016), "The International Frontal Sinus Anatomy Classification (IFAC) and Classification of the Extent of Endoscopic Frontal Sinus Surgery (EFSS)", Int Forum Allergy Rhinol, 6 (7), pp. 677-696.
12.Wormald P. J., Bassiouni A., Callejas C. A., et al. (2017), "The International Classification of the radiological Complexity (ICC) of frontal recess and frontal sinus", Int Forum Allergy Rhinol, 7 (4), pp. 332-337.