ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG KHÔNG ĐẶT VẬT LIỆU CẦM MÁU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi mũi xoang được phổ biến rộng rãi. Các phẫu thuật viên thường nhét vật liệu cầm máu vào hốc mổ. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mà không đặt vật liệu cầm máu. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: 62 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi mũi xoang từ tháng 2 - tháng 8/2023. Nghiên cứu tiến cứu mô tả từng ca, có can thiệp, không đối chứng. Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình là 70,51 ± 22,97 phút; Lượng máu mất trung bình 23,32 ± 8,09 ml; Không chảy máu hậu phẫu; 8,06% ca bệnh có biểu hiện buồn nôn, nôn sau mổ; 6,4% trường hợp có biểu hiện viêm giác mạc chấm. Điểm đau trung bình ngày 1 là 3,25 ± 1,03 điểm, ngày 3 là 1,16 ±1,11 điểm, ngày 14 là 0 điểm; 100% thở thông sau 14 ngày. Kết Luận: phẫu thuật nội soi không đặt vật liệu cầm máu tương đối an toàn, ít đau và không chảy máu sau mổ, cải thiện thở mũi tốt.
Từ khoá: Phẫu thuật nội soi mũi xoang; vật liệu cầm máu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật nội soi mũi xoang, vật liệu cầm máu
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Tấn Phong (2010), Phẫu thuật nội soi chức năng xoang, Nhà Xuất Bản Y học, Hà Nội.
3. Kane K. J. (2020), "The early history and development of functional endoscopic sinus surgery", J Laryngol Otol. 134(1), pp. 8-13.
4. Lê Thanh Phong (2014), Những điều cần biết về phẫu thuật nội soi Tai Mũi Họng, truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023, tại trang web http://ttytphuoclong.vn/Default.aspx?Tabid=186&NDID=285&key=Nhung_dieu_can_biet_ve_phau_thuat_noi_soi_Tai_Mui_Hong.
5. Bộ Y tế (2015), "Viêm mũi xoang mạn tính", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 98-101.
6. Đinh Tất Thắng, Hà Hoàng Tiên và Đỗ Thành Chung (2014), "Đánh giá kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi", tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. tập 18, tr. 23 - 28.
7. Eliashar R., et al. (2006), "Packing in endoscopic sinus surgery: is it really required?", Otolaryngol Head Neck Surg. 134(2), pp. 276-9.
8. Phan Văn Thái (2010), "Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi mũi xoang trong điều trị viêm xoang mạn tính tính thực hiện tại Bệnh viện quận Thủ Đức (10/2008 - 10/2009)", tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. tập 14(1), tr. 95 - 99.
9. Ngô Văn Công (2021), "Khảo sát hiệu quả của phẫu thuật nội soi mũi xoang không đặt bấc mũi", tạp chí Y học Việt Nam. 505, tr. 203- 206.
10. Quản Thành Nam (2022), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang không sử dụng phương tiện cầm máu tại Bệnh viện Quân Y 103, https://doi.org/10.52389/ydls.v17i8.1593.
11.Lương Minh Thiện, Châu Chiêu Hoà và Phạm Minh Thế (2022), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm xoang mạn tính polyp khe giữa bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2021- 2022", tạp chí Y dược học Cần Thơ (số 50/2022), tr. 100- 108.
12. Phạm Quang Tuyến và Cao Minh Thành (2021), "Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang có sử dụng dao hàn mạch plasma", tạp chí Y học Việt Nam, số 505, tr. 114- 118.
13. Richard R. O. and Donald C. L. (2004), "Is Nasal Packing Necessary Following Endoscopic Sinus Surgery?", The Laryngoscope. 114, pp. 1541 -1544.
14. Phạm Kiên Hữu (2010), "phẫu thuật nội soi mũi xoang không nhét bấc thường quy sau 200 trường hợp mổ tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh", tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. tập 14(1), tr. 154- 157.
15. Lê Quang Hưng và Phạm Kiên Hữu (2008), "So sánh kết quả sau mổ nội soi mũi xoang trên bệnh nhân có và không nhét bấc mũi", tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. tập 12(1), tr. 1-6.
16. Vũ Hải Long và Nguyễn Hữu Khôi (2005), "Đánh giá kết quả điều trị viêm xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang", tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. tập 9(1), tr. 133-136.