KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ DẤU HIỆU NỘI SOI Ở NGƯỜI BỆNH TRÀO NGƯỢC THANH QUẢN HỌNG BẰNG BẢNG ĐIỂM TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC (RSS) VÀ BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ DẤU HIỆU TRÀO NGƯỢC (RSA)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Lechien và cộng sự đưa ra bảng điểm triệu chứng trào ngược (RSS) và bảng điểm đánh giá dấu hiệu trào ngược (RSA) từ năm 2017để bổ sung những triệu chứng và dấu hiệu để chẩn đoán trào ngược họng thanh quản (LPR) mà bảng RSI và bảng RFS của Belfasky và cộng sự không đề cập đến từ năm 2002. Hiện ở Việt nam chưa có công trình nào nghiên cứu và áp dụng hai bảng này trong thực hành chẩn đoán trào ngược họng thanh quản.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và dấu hiệu nội soi ở bệnh nhân trào ngược họng thanh quản bằng bảng RSS và bảng RSA
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca, mẫu thuận tiện gồm 107 ca. Người bệnh được yêu cầu tự đánh giá triệu chứng trong bảng RSS và được nội soi bằng ống mềm để ghi lại điểm RSA. Số liệu được xử lý bằng SPSS phiên bản 22.
Kết quả: Điểm RSS dao động từ 14-162, điểm trung bình là 60,66+59,83. Các triệu chứng thường gặp nhất: ở tai mũi họng là khô họng, cảm giác vướng họng, đau họng, cảm giác có đàm trong họng hoặc chảy mũi sau, khàn tiếng hoặc có vấn đề về giọng nói; ở tiêu hóa/bụng là trào ngược dịch, thức ăn cứng hoặc khó tiêu, căng bụng, chướng hơi, hoặc hôi miệng; ở hô hấp/ ngực là ho ban ngày và ho sau ăn/khi nằm. Điểm RSA dao động từ 6-44, điểm trung bình là 16,2+7,45. Các dấu hiệu nội soi thường gặp nhất: ở thanh quản là phì đại mép sau; ở khoang miệng là đỏ trụ trước amiđan và lưỡi trắng; ở khoang họng là họng, hạ họng có hạt, dịch nhầy dính trên thành họng, và họng, hạ họng đỏ. Tương quan giữa bảng điểm RSS và RSA là tương quan thuận mức độ vừa.
Kết luận: Bảng RSS và bảng RSA hiệu quả trong chẩn đoán trào ngược họng thanh quản.
Từ khóa
bảng RSS, bảng RSA, trào ngược thanh quản họng
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Hunt, R., Armstrong, D., Katelaris, P., Afihene, M., Bane, A., Bhatia, S., ... & LeMair, A. (2017). World gastroenterology organisation global guidelines: GERD global perspective on gastroesophageal reflux disease. Journal of clinical gastroenterology, 51(6):467-478.
3. Belafsky, P. C., Postma, G. N., & Koufman, J. A. (2002). Validity and reliability of the reflux symptom index (RSI). Journal of Voice, 16(2):274-277.
4. Belafsky, P. C., Postma, G. N., & Koufman, J. A. (2001). The validity and reliability of the reflux finding score (RFS). The Laryngoscope, 111(8):1313-1317.
5. Lechien, J. R., Bobin, F., Muls, V., Thill, M. P., Horoi, M., Ostermann, K., … & Saussez, S. (2020). Validity and reliability of the reflux symptom score. The Laryngoscope, 130(3):e98-e107.
6. Lechien, J. R., Rodriguez Ruiz, A., Dequanter, D., Bobin, F., Mouawad, F., Muls, V., ... & Saussez, S. (2020). Validity and reliability of the reflux sign assessment. Annals of Otology, Rhinology & Laryngology, 129(4):313-325.
7. Patigaroo, S. A., Hashmi, S. F., Hasan, S. A., Ajmal, M. R., & Mehfooz, N. (2011). Clinical manifestations and role of proton pump inhibitors in the management of laryngopharyngeal reflux. Indian Journal of Otolaryngology and Head & Neck Surgery, 63(2):182-189.
8. Habermann, W., Schmid, C., Neumann, K., DeVaney, T., & Hammer, H. F. (2012). Reflux symptom index and reflux finding score in otolaryngologic practice. Journal of voice, 26(3):e123-e127.
9. Tống Thị Minh Thương (2016). Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có biểu hiện ở vùng hầu họng. Luận văn Thạc sĩ. Đại hoc Y Dược TP.HCM.
10. Đặng Huỳnh Phương Thy (2018). Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và tổn thương vùng họng thanh quản qua nội soi ở bệnh nhân trào ngược họng - thanh quản. Tạp chí Y học TPHCM, 23(6): 111-6.
11. Alam, K. H., & Vlastarakos, P. V. (2014). Diagnosis and management of laryngo-pharyngeal reflux. Indian Journal of Otolaryngology and Head & Neck Surgery, 66(3): 227-231.
12. Joshi, A. A, Chiplunkar, B. G., Bradoo, R. A., & Shah, K. D. (2015). Posterior Commissure Hypertrophy as Diagnostic and Progmostics Indicator for Laryngopharyngeal Reflux. International Journal of Phonosurgey and Laryngology, 5(2):57-60.
13. Naiboglu, B., Durmus, R., Tek, A., Toros, S. Z., & Egeli, E. (2011). Do the laryngopharyngeal symptoms and signs ameliorate by empiric treatment in patients with suspected laryngopharyngeal reflux?. Auris Nasus Larynx, 38(5):622-627.
14. Spantideas, N., Drosou, E., Bougea, A., & Assimakopoulos, D. (2015). Laryngopharyngeal reflux disease in the Greek general population, prevalence and risk factors. BMC Ear, Nose and Throat Disorders, 15(1):1-7.
15. Min, H. K., Jeon, S. Y., Lechien, J. R., Park, J. M., Park, H., Yu, J. W.,... & Ko, S. G. (2021). Translation and validation of the Korean Version of the Reflux Symptom Score. Journal of Voice.