ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CT.SCANNER XƯƠNG THÁI DƯƠNG CẢI TIẾN TRONG BỆNH VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH CÓ TỔN THƯƠNG XƯƠNG CON TẠI THÁI NGUYÊN

Nguyễn Toàn Thắng1, , Trần Duy Ninh1, Nguyễn Tấn Phong2, Nguyễn Công Hoàng3, Saing Pisy4
1 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
4 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm tai giữa mạn tính là một tình trạng viêm dai dẳng của hòm nhĩ và sào bào, kéo dài trên 3 tháng. Chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương con mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị và tiên lượng cho ca phẫu thuật. Tại Thái Nguyên trong những năm gần đây, cùng với các xét nghiệm thường quy và chụp CT.Scanner xương thái dương cải tiến đem lại những kết quả bước đầu trong chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương con, nhưng chưa có báo cáo nào về vấn đề này.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, thính lực và kết quả CT.Scanner xương th dương cải tiến trên bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương con. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả chùm ca bệnh, thiết kế hồi cứu kết hợp với tiến cứu. Kết quả: Nhóm tuổi hay gặp viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương con là 36 đến 59 tuổi, nữ chiếm 51,1%, nam chiếm 48,9%. Lý do vào viện hay gặp nhất là nghe kém (86,7%), ù tai (55,6%), chảy dịch tai (42,2%). Lỗ thủng màng nhĩ thường gặp vị trí trung tâm, chiếm 58%. Tỷ lệ xác định được tổn thương xương con trên CT.Scanner xương thái dương cải tiến là 91,1%, tỷ lệ khôngxácđịnh được tổn thương xương con là 8,9%. Kết luận: Bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính có lý do vào viện thường gặp là nghe kém, ù tai, chảy dịch tai.Chụp CT.Scanner xương thái dương cải tiến rất có giá trị chẩn đoán tổn thương xương con trong viêm tai giữa mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. J.Acuin. Chronic suppurative otitis media. BMJ Clin Evid502-507 (2007).
2. Leichtle A, Hoffmann TK & Wigand MC. Otitis media: definition, pathogenesis, clinical presentation, diagnosis and therapy.
Laryngorhinootologie. 97(7):497- 508.(2018) doi:10.1055/s-0044- 101327
3. Sarolli E de B, Schlegel-Wagner C & Linder TE. Audiological Outcome in Myringoplasties with an Intact Ossicular Chain: Is there a Difference between Chronic Otitis with or without Cholesteatoma? Int Arch Otorhinolaryngol. ; 25(2):e224- e228(2021) doi:10.1055/s-0040- 1710306
4. Lane J. I., Lindell E. P. WRJ. Middle and inner ear: improved depiction with multiplanar reconstruction of volumetric CT data.
Radiographics.;26(1):115-124 (2006).
5. S. Varshney AN& SB. Ossicular chain status in chronic suppurative otitis media in adults. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg;62(4):421-426 (2010).
6. Cao Minh Thành. Chẩn đoán tổn thương xương con trong viêm tai giữa mạn tính trên phim CT xương thái dương. Tạp chí thông tin Dược;1:27- 30 (2008).
7. Sharma K, Manjari M & Salaria N.Middle ear cleft in chronic otitis media: a clinicohistopathological study. Indian J Otolaryngol head neck Surg Off Publ Assoc Otolaryngol India;65(Suppl 3):493-497.(2013) doi:10.1007/s12070-011-0372.
8. Hoàng Thị Thanh Bình, Đánh giá hiệu quả thính lực và nhĩ lượng sau phẫu thuật chỉnh hình tai giữa trên bệnh nhân xơ hóa hòm nhĩ, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội (2011).
9. Nguyễn Tấn Phong. “Hình thái tổn thương xương con trong bệnh lý tai giữa và hiệu quả của trụ gốm thay thế xƣơng con.” Tạp chí Y học Thực Hành.11(741):67-69 (2010).
10. Martin C et . al (2004), “Pathology of the Ossicular Chain: Comparison between Virtual Endoscopy and Spring CT-Data”, Otology and Neurotology, 25(3), Otology and Neurotology, Inc, pp.215-219.