KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC U NHẦY XOANG TRÁN TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TPHCM TỪ 2022 ĐẾN 2023

Lê Trần Quang Minh1, Chu Lan Anh2, , Phan Ngọc Hưng3
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Học viên cao học Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: U nhầy xoang trán ngày càng phổ biến. Triệu chứng âm thầm làm bệnh nhân thường đến khám trễ. U nhầy thường xâm lấn vào các vị trí quan trọng xung quanh như ổ mắt, sàn sọ. Điều này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mù, nhiễm trùng nội sọ, tăng áp lực nội sọ. Việc chẩn đoán sớm và kịp thời rất quan trọng để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Nên khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học u nhầy xoang trán giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị kịp thời cho bệnh nhân.


Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của u nhầy xoang trán. Khảo sát đặc điểm u nhầy xoang trán trên CT scan. Phân loại phương pháp phẫu thuật điều trị u nhầy xoang trán.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 33 người trưởng thành đến khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 11/2022 đến 08/2023. Ghi nhận triệu chứng lâm sàng, đặc điểm Phim CT scan và phương pháp phẫu thuật.


Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: 12 trường hợp (36,36%) Nghẹt mũi, 4 trường hợp (12,1%) giảm khứu giác, 15 trường hợp (45,45%) đau/nặng mặt, 14 trường hợp (42,42%) có khối sưng góc trong ổ mắt/thành trước xoang trán, 28 trường hợp (84,85%) lồi mắt, 14 trường hợp (42,42%) giảm thị lực, 4 trường hợp (12,12%) nhìn đôi, 5 trường hợp (15,15%) sụp mi, 28 trường hợp (84,85%) di lệch nhãn cầu. Đặc điểm trên CT scan: 31 trường hợp (93,94%) vị trí nằm trong, 2 trường hợp (6,06%) vị trí trung gian, 28 trường hợp (84,85%) xâm lấn thành trong ổ mắt, 10 trường hợp (30,3%) xâm lấn thành trước xoang trán, 12 trường hợp (36,36%) xâm lấn thành sau xoang trán. Phương pháp phẫu thuật: 33 trường hợp (100%) được điều trị bằng phẫu thuật nội soi.


Kết luận: U nhầy xoang trán cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Triệu chứng về mắt là triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh. CT là công cụ chẩn đoán chính và chính xác ngay cả khi chưa có biểu hiện lâm sàng. Hầu hết u nhầy xoang trán có thể giải quyết qua phẫu thuật nội soi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Thanh Quang (2011), "Chẩn đoán và điều trị u nhầy xoang bướm qua phẫu thuật nội soi mũi xoang", Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh. 15(1), tr. 37-42
2. Nguyễn Thị Nhân, Lê Văn Khảng, Nguyễn Quang Anh, Phạm Minh Thông (2020) "Nghiên cứu đắc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang" Điện quang Việt Nam. 38, tr.58-62
3. Phùng Thị Hoà, Lê Minh Kỳ (2016), "Đặc điểm lâm sàng u nhầy xoang trán sàng bướm", tạp chí tai mũi họng Việt Nam. 61(31), tr. 68-75
4. Nguyễn Thị Đức (2011), "Nghiên cứu đặt điểm lâm sàng, cắt lớp vị tính và đối chiểu với phẫu thuật của u nhầy xoang trán sàng", Luận văn thạc sĩ y học, đại học y Hà Nội.
5. Nguyễn Quang Quyền (2013), "Bài giảng giải Phẫu Học", Nhà xuất bản y học. tr. 238-512
6. Nguyễn Minh Hảo Hớn, Huỳnh Vĩ Sơn, Lê Trần Quang Minh (2015), "Phẫu thuật u nhầy xoang xâm lấn hốc mắt qua nội soi mũi xoang với hệ thống định vị 3 chiều", Tại chí Tai Mũi Họng Việt Nam. 60(28), tr. 25-32
7. Nguyễn Chí Hiếu (2000), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị u nhầy xoang mặt tai viện Tai Mũi Họng", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, trường đại học y Hà Nội.
8. Nguyễn Huy Tần (2005), "Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị u nhầy trán sàng gặp tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, trường đại học y Hà Nội.
9. Đào Đình Thi, Lê Minh Kỳ, Nguyễn Đình Phúc và cộng sự (2005), "Chẩn đoán và điều trị u nhầy trán sàng tại khoa B1 bệnh viện TMHTW từ 2002-2005", Tạp chí Tai Mũi Họng. 1, tr. 1-7
10. Nguyễn Thị Quỳnh Lan, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2009). "Điều trị u nhầy xoang bằng phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang", Y học TPHCM. 13(2), tr. 108-112
11. Stilianos E. Kountakis Brent A. Senior Wolfgang Draf (2016), The Frontal Sinus. 2nd ed. Springer Berlin Heidelberg. Tr. 189-200
12. Christos Georgalas, Anshul Sama (2022).The Frontal Sinus Surgical Approaches and Controversies, Thieme Medical Publishers. Tr 25-63
13. Tseng, C.-C., Ho, C.-Y., & Kao, S.-C (2005), "Ophthalmic Manifestations of Paranasal Sinus Mucoceles", Journal of the Chinese Medical Association. 68(6), tr. 260–264.
14. Kim YS, Kim K, Lee JG, Yoon JH, Kim CH (2011) "Paranasal sinus mucoceles with ophthalmologic manifestations: a 17-year review of 96 cases", Am J Rhinol Allergy. 25(4), tr. 272-275
15. Obeso, S., Llorente, J. L., Pablo Rodrigo, J., Sánchez, R., Mancebo, G., & Suárez, C (2009), "Mucoceles de senos paranasales. Nuestra experiencia en 72 pacientes". Acta Otorrinolaringológica Española. 60(5), tr. 332–339
16. Lee, T.-J., Li, S.-P., Fu, C.-H., Huang, C.-C., Chang, P.-H., Chen, Y.-W., & Chen, C.-W (2009), "Extensive paranasal sinus mucoceles: a 15-year review of 82 cases. American Journal of Otolaryngology". 30(4), tr. 234–238
17. Ajaiyeoba A, Kokong D, Onakoya A (2006), "Clinicopathologic, ophthalmic, visual profiles and management of mucoceles in blacks", J Natl Med Assoc. 98(1), tr 63-6
18. David W. Kennedy, Peter H. Hwang (2012), “Rhinology Diseases of the Nose, Sinuses, and Skull Base”, Thieme medical Publishers. Tr. 271-532
19. James N. Palmer, Alexander G. Chiu. B (2013), “Atlas of endoscopic sinus and skull base surgery” Saunders/Elsevier. Tr. 162-178