ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MEPATYL TRONG ĐIỀU TRỊ NẤM ỐNG TAI NGOÀI

Lê Văn Vĩnh Quyền1, , Văn Thị Hải Hà1, Trần Ngọc Tường Linh1, Trần Thu Hồng1, Lý Xuân Quang1,2
1 Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
2 Bộ Môn Tai Mũi Họng – Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: nấm ống tai ngoài là tình trạng nhiễm nấm nông bề mặt của ống tai ngoài. Là một bệnh lý thường gặp trong Tai Mũi Họng. Bệnh thường gặp ở các khu vực nóng ẩm. tỉ lệ mắc bệnh từ 9-30,4% trong viêm tai ngoài. Các yếu tố dễ macse bệnh bào gồm: nhiễm trùng ống tai mạn tính, sử dụng kháng sinh nhỏ tai hoặc corticoid nhỏ tai quá lâu, sử dụng thiết bị trợ thính thường xuyên, thay đổi pH ống tai do thay đổi số lượng và chất lượng ráy tai. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là CandidaAspergillus. Việc điều trị nấm tai được khuyến cáo gồm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng nhiễm nấm tai, chăm sóc tai, làm sạch nấm tai, sử dụng các thuốc điều trị tại chỗ hoặc toàn thân. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của Mepatyl (acid acetic 2%) trong điều trị nấm ống tai ngoài.


Thu thập mẫu: Người bệnh có triệu chứng nghi ngờ nhiễm nấm tai được nội soi chẩn đoán, lấy bệnh phẩm xét nghiệm lần 1 (soi tươi, cấy), đo thính lực đơn âm lần 1. Sau điều trị bằng thuốc Mepatyl nhỏ tai 2 tuần người bệnh được nội soi kiểm tra, lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm lần 2, đo thính lực đơn âm lần 2


Phương pháp nghiên cứu: can thiệp không nhóm chứng


Kết quả: Tỉ lệ điều trị khỏi là 77.4%, tác dụng phụ như cảm giác rát tai nhẹ, ngứa tai (35,5%) không ghi nhận tác dụng phụ nặng. Chủng tác nhân phân lập được là Aspergillus 77,4%, Candida 6,5%, còn 16,1% không mọc mặc dù soi tươi (+), điểm số về sức nghe, triệu chứng cơ năng, điểm số nội soi đều cải thiện có ý nghĩa.


Bàn luận: nghiên cứu chỉ ra rằng Mepatyl là một chọn lựa hiệu quả và an toàn cho điều trị nấm tai. Đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và tính dễ sử dụng, dễ dung nạp của hoạt chất này là những lợi ích đáng chú ý.


Kết luận: Mepatyl là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nấm ống tai ngoài, đem lại kết quả tích cực và ít tác dụng phụ, có thể là lựa chọn khởi đầu cho điều trị nấm tai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Xianhao Jia, Q.L., Fanglu Chi and Wenjun Cao, Otomycosis in Shanghai: aetiology, clinical features and therapy. Mycoses: Diagnosis,Therapy and Prophylaxis of Fungal Disease, 2011.
2. Tang Ho 1, J.T.V., Donald Yoo, Newton J Coker, Otomycosis: clinical features and treatment implications. Otolaryngology–Head and Neck Surgery, 2006. 135: p. 787-791.
3. Fasunla, J., T. Ibekwe, and P. Onakoya, Otomycosis in western Nigeria. Mycoses, 2008. 51(1): p. 67-70.
4. Pontes, Z.B.V.D.S., A. D. F. Silva, E. D. O. Lima et al, Otomycosis: a retrospective study. Brazilian Journal of Otorhinolaryngology, 2009. 75(3): p. 367-370.
5. al, A.Y.M.e., Evaluating the effect of a mixture of alcohol and acetic acid for otomycosis therapy. Jundishapur Journal of Microbiology, 2010. 3(2): p. 66-70.
6. al, M.E.e., Treatment of otomycosis with acetic acid and boric acid. Erciyes T1p Dergisi, 1992. 14: p. 27-32.
7. al, Z.B.V.d.S.P.e., Otomycosis: a retrospective study. Brazilian journal of otorhinolaryngology 2009. 75(3): p. 367-370.
8. Bibhu Pradan, M.e.a., Prevalence of otomycosis in outpatient department of otolaryngology in tribhuvan university teaching hospital, Kathmandu, Nepal. Ann Otol Rhino Laryngol 2003. 112: p. 384-387.
9. T.Dinesh Singh, C.P.S., Otomycosis: a clinical and mycological study. International Journal of Otorhinolaryngology and Head and Neck Surgery, 2018. 4(4): p. 1013-1016.
10. al, S.C.e., Primary Otomycosis in the Indian Subcontinent: Predisposing Factors, Microbiology, and Classification. International Journal of Microbiology, 2014. 2014.
11. Yongqi Li, L.H., Diagnosis and treatment of otomycosis in southern China. Mycoses, 2019. 62: p. 1064-1068.
12. Marsh RR, T.L.W., Ototoxicity of topical antimycotics, in the Annual Meeting of the American Academy of Otolaryngology Head and Neck Surgery. 1987.
13. al, K.M.O.e., Otomycosis in Turkey: predisposing factors, aetiology and therapy. J Laryngol Oto, 2003. 117: p. 39-42.
14. Munguia, R., Ototopical antifungals and otomycosis: A review. International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology, 2008. 72: p. 453-459.