KHẢO SÁT HÌNH ẢNH THẦN KINH VII BẰNG PHẦN MỀM 3D SLICER Ở NGƯỜI BỆNH TEO HẸP ỐNG TAI NGOÀI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Phẫu thuật tạo hình ống tai ở người bệnh teo hẹp ống tai ngoài bẩm sinh là một thách thức cho phẫu thuật viên. Để đạt được tối ưu hóa kết quả phẫu thuật cần đánh giá kĩ về thính học và hình ảnh học. Thách thức lớn nhất cho phẫu thuật tạo hình ống tai là tổn thương dây thần kinh VII, được báo cáo có tỉ lệ từ 0-11%. Tuy nhiên, chụp cắt lớp vị tính độ phân giải cao và dựng hình 3D của thần kinh VII có thể cung cấp những đánh giá chu phẫu quan trọng giúp giảm thiểu tổn thương thần kinh VII trong mổ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 10 ca bệnh teo hẹp ống tai ngoài được phẫu thuật tại bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Dữ liệu CT scan xương thái dương của các bệnh nhân được thu thập và xử lý bằng phần mềm 3D Slicer để dựng hình dây thần kinh VII và các cấu trúc xương liên quan. Góc α giữa đoạn ngang và đoạn dọc của dây thần kinh VII được đo trên 3 mặt cắt Axial, Coronal và Sagittal. Kết quả: Tất cả 10 ca bệnh teo hẹp ống tai ngoài đã được dựng hình 3D của dây thần kinh VII và các cấu trúc xương xung quanh. Góc α tạo bởi đoạn ngang và đoạn dọc của dây thần kinh VII có sự biến đổi, với 9 trường hợp < 120°, trong đó có 4 trường hợp gần như tiệm cận 90°. Không có trường hợp nào có góc α < 90°. Bàn luận: Tổn thương dây thần kinh VII là một nguy cơ nghiêm trọng trong phẫu thuật tạo hình ống tai ở bệnh nhân teo hẹp ống tai ngoài. Đánh giá kỹ lưỡng các đặc điểm giải phẫu trên CT scan và mô phỏng đường đi dây VII bằng phần mềm 3D Slicer là rất cần thiết để phẫu thuật viên có hiểu biết đầy đủ về các dị thường của dây thần kinh VII. Kết luận: Việc sử dụng phần mềm 3D Slicer để dựng hình dây thần kinh VII trong phẫu thuật tạo hình ống tai ngoài là một công cụ hữu ích giúp đánh giá và dự đoán nguy cơ tổn thương dây thần kinh VII, từ đó giảm thiểu các biến chứng trong quá trình phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
3D Slicer, teo hẹp ống tai ngoài bẩm sinh
Tài liệu tham khảo
2. Chang SO, Min YG, Kim CS, Koh TY. Surgical management of congenital aural atresia. Laryngoscope. May 1994;104(5 Pt 1):606-11. doi:10.1002/lary.5541040514
3. Jahrsdoerfer RA, Lambert PR. Facial nerve injury in congenital aural atresia surgery. The American journal of otology. May 1998;19(3):283-7.
4. Francis HW. Anatomy of the temporal bone , external ear and middle ear. Cummings Otolaryngology _ Head and Neck surgery. Elsivier; 1821-1830:chap 120.
5. Teufert ADlCaKB. Congenital Malformation of the External Auditory Canal and Middle Ear. Otologic Surrgery. 2010;5
6. Kösling S, Omenzetter M, Bartel-Friedrich S. Congenital malformations of the external and middle ear. European journal of radiology. Feb 2009;69(2):269-79. doi:10.1016/j.ejrad.2007.10.019
7. Zhang X. Three-dimensional reconstruction of medical images based on 3D slicer. Journal of Complexity in Health Sciences. 2019;2(1):1-12.
8. Nguyen V, Paek G, Hu J, Smith L. Presurgical CT evaluation of congenital aural atresia. Neurographics. 2015;5(5):231-237.