Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh
<p><strong>Tên cơ quan chủ quản:</strong> Hội Tai mũi họng Việt Nam</p> <p> - Địa chỉ: Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, 78 Đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội;</p> <p> - Điện thoại: 04.63292572</p> <p> - Fax: 04.38686522</p> <p><strong>Tôn chỉ, mục đích:</strong></p> <p> - Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ phòng, chống các bệnh về tai mũi họng;</p> <p> - Phổ biến kiến thức mới và giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước thuộc chuyên ngành tai mũi họng;</p> <p> - Thông tin về các hoạt động của Hội tới các hội viên.</p> <p><strong>Đối tượng phục vụ: </strong>Hội viên Hội Tai mũi họng Việt Nam và các bạn đọc quan tâm.</p> <p><strong>Phạm vi phát hành chủ yếu:</strong> Trong toàn quốc</p> <p>Thể thức xuất bản:</p> <p> - Tên gọi: Tạp chí Tai mũi họng.</p> <p> - Ngôn ngữ thể hiện: Tiếng Việt (một số bài dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp);</p> <p> - Kỳ hạn xuất bản: 02 tháng/01 kỳ;</p> <p> - Khuôn khô: 19cm x 27cm;</p> <p> - Số trang: 80 trang;</p> <p> - Số lượng: 1.000 bản/kỳ;</p> <p> - Nơi in: Tại Hà Nội.</p> <p><strong>Phương thức phát hành:</strong> Qua Bưu điện và tự phát hành.</p> <p><strong>Lãnh đạo cơ quan báo chí:</strong> Tổng biên tập: Võ Thanh Quang.</p>Vietnam Journal of Otorhinolaryngology - Head and Neck Surgeryvi-VNTạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam1859-3704CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHOLESTEATOMA BẨM SINH
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/101
Đặt vấn đề: Cholesteatoma bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp. Triệu chứng thường khó phát hiện chính xác và điều trị còn nhiều phức tạp với tỉ lệ tái phát khá cao. Mục tiêu: Bài báo này tóm tắt những thông tin hiểu biết gần đây và những khuyến cáo cập nhật về chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh cholesteatoma. Phương pháp: Tìm kiếm các bài báo liên quan chủ đề nghiên cứu bằng công cụ PubMed trực tuyến và các công bố trên tạp chí y khoa được xếp hạng tính điểm. Thuật ngữ được sử dụng gồm: "congenital cholesteatoma", "cholesteatoma bẩm sinh", "diagnosis" and "treatment". Kết quả: Cholesteatoma bẩm sinh được định nghĩa là khối trắng như ngọc trai ở màng nhĩ nguyên vẹn trên bệnh nhân không có tiền sử chảy nước tai, thủng màng nhĩ hoặc các thủ thuật tai trước đó. Cơ chế bệnh sinh của cholesteatoma bẩm sinh vẫn còn gây tranh cãi; tuy nhiên, thuyết tồn dư biểu mô được chấp nhận phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc chứng rối loạn này dường như đang gia tăng. Các vị trí biểu hiện phổ biến nhất khi khám thực thể là góc phần tư trước-trên và sau-trên của màng nhĩ. Điếc dẫn truyền là triệu chứng phổ biến nhất. Hệ thống phân loại giai đoạn cholesteatoma gần đây đã được đề xuất nhằm thống nhất báo cáo và xác định chính xác tình trạng bệnh. Điều trị cholesteatoma bẩm sinh vẫn là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật 2 giai đoạn được cân nhắc vì tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật giai đoạn 1 khá cao. Kết luận: Cholesteatoma bẩm sinh là khối cholesteatoma trắng ngọc, chẩn đoán thường chậm trễ, biến chứng thường nguy hiểm cũng như điều trị khó khăn. Thông tin cập nhật trong chẩn đoán và điều trị cholesteatoma bẩm sinh góp phần giúp bác sĩ tai mũi họng nâng cao cảnh giác chẩn đoán và xử trí bệnh hiệu quả hơn.Chử Thị Hồng NinhĐặng Tiến TrườngNghiêm Đức ThuậnĐoàn Thị Hồng Hoa
Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
2024-05-162024-05-1669641810.60137/tmhvn.v69i64.101ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG NGỦ NGÁY, NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở TRẺ EM CÓ VIÊM V.A VÀ/HOẶC VIÊM AMIĐAN MẠN TÍNH BẰNG PHẪU THUẬT
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/104
Đặt vấn đề: Các biến chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ ở trẻ em mắc viêm amiđan và/hoặc V.A mạn tính ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá các đặc điểm lâm sàng cũng như hiệu quả điều trị bằng phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân viêm V.A, amiđan có ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng gồm 32 bệnh nhân có biến chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, được phẫu thuật cắt amiđan và/hoặc nạo V.A. Kết quả: Trước phẫu thuật, 32/32 bệnh nhân có cơn ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy 93,8%, đau họng 87,5%, ho 59,4%, chảy mũi 68,8%, nghẹt mũi 53,1%. Amiđan quá phát độ III chiếm tỉ lệ cao nhất 50% và V.A quá phát độ II chiếm 40,6%, độ tuổi trung bình là 6,3 ± 2,5, nam nhiều hơn nữ, AHI trung bình là 8,67 ± 6,11. Mức độ AHI và ngủ ngáy có mối liên quan với độ quá phát amiđan và V.A. Sau phẫu thuật, ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ đều được cải thiện. Kết luận: Các biến chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ ở trẻ cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời, và phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A có hiệu quả tốt.Phan Thị Kim TiếnPGS. TS Lê Thanh Thái
Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
2024-05-162024-05-16696491810.60137/tmhvn.v69i64.104KHẢO SÁT HÌNH ẢNH THẦN KINH VII BẰNG PHẦN MỀM 3D SLICER Ở NGƯỜI BỆNH TEO HẸP ỐNG TAI NGOÀI
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/110
Giới thiệu: Phẫu thuật tạo hình ống tai ở người bệnh teo hẹp ống tai ngoài bẩm sinh là một thách thức cho phẫu thuật viên. Để đạt được tối ưu hóa kết quả phẫu thuật cần đánh giá kĩ về thính học và hình ảnh học. Thách thức lớn nhất cho phẫu thuật tạo hình ống tai là tổn thương dây thần kinh VII, được báo cáo có tỉ lệ từ 0-11%. Tuy nhiên, chụp cắt lớp vị tính độ phân giải cao và dựng hình 3D của thần kinh VII có thể cung cấp những đánh giá chu phẫu quan trọng giúp giảm thiểu tổn thương thần kinh VII trong mổ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 10 ca bệnh teo hẹp ống tai ngoài được phẫu thuật tại bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Dữ liệu CT scan xương thái dương của các bệnh nhân được thu thập và xử lý bằng phần mềm 3D Slicer để dựng hình dây thần kinh VII và các cấu trúc xương liên quan. Góc α giữa đoạn ngang và đoạn dọc của dây thần kinh VII được đo trên 3 mặt cắt Axial, Coronal và Sagittal. Kết quả: Tất cả 10 ca bệnh teo hẹp ống tai ngoài đã được dựng hình 3D của dây thần kinh VII và các cấu trúc xương xung quanh. Góc α tạo bởi đoạn ngang và đoạn dọc của dây thần kinh VII có sự biến đổi, với 9 trường hợp < 120°, trong đó có 4 trường hợp gần như tiệm cận 90°. Không có trường hợp nào có góc α < 90°. Bàn luận: Tổn thương dây thần kinh VII là một nguy cơ nghiêm trọng trong phẫu thuật tạo hình ống tai ở bệnh nhân teo hẹp ống tai ngoài. Đánh giá kỹ lưỡng các đặc điểm giải phẫu trên CT scan và mô phỏng đường đi dây VII bằng phần mềm 3D Slicer là rất cần thiết để phẫu thuật viên có hiểu biết đầy đủ về các dị thường của dây thần kinh VII. Kết luận: Việc sử dụng phần mềm 3D Slicer để dựng hình dây thần kinh VII trong phẫu thuật tạo hình ống tai ngoài là một công cụ hữu ích giúp đánh giá và dự đoán nguy cơ tổn thương dây thần kinh VII, từ đó giảm thiểu các biến chứng trong quá trình phẫu thuật.Lê Văn Vĩnh QuyềnVõ Bình AnLý Xuân Quang
Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
2024-05-222024-05-22696492610.60137/tmhvn.v69i64.110KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/105
Đặt vấn đề: GXCM ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng điều trị muộn sẽ can lệch hoặc bị bỏ xót gây di chứng sụp lõm, vẹo lệch tháp mũi ảnh hưởng chức năng mũi và thẩm mỹ khuôn mặt, gây ảnh hưởng tâm lý của người bệnh. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị GXCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tiến cứu 13 người bệnh được chẩn đoán GXCM tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn từ 01/01/2020 đến 30/09/2020. Kết quả: Chấn thương GXCM xảy ra chủ yếu ở nam giới (76.9%), tỷ lệ nam:nữ là 3.3:1, độ tuổi trẻ (16-30 tuổi) thường gặp nhất (61.5%). Nguyên nhân GXCM đứng hàng đầu là tai nạn giao thông (61.5%). Hơn 90% là GXCM kín; phân loại theo Ogawa (2002) thường gặp nhất là gãy không di lệch (38.4%), gãy nén và gãy hỗn hợp bằng nhau (23.1%), gãy di lệch sang bên (xương hay vách ngăn) và gãy không phân loại được do phù nề ít gặp nhất và có tỷ lệ bằng nhau (7.7%); gần 30% GXCM phối hợp với các tổn thương khác, trong đó tổn thương mắt và chấn thương chỉnh hình thường gặp nhất với tỷ lệ bằng nhau là 23.1%, ngoài ra còn gặp tổn thương răng hàm mặt và thần kinh sọ não là 15.4%. Tất cả 13 trường hợp đều được chụp X-quang mũi nghiêng, nhưng chỉ 76.9% thấy đường gãy trên phim, 15.4% nghi ngờ có đường gãy và 7.7% không thấy đường gãy mặc dù lâm sàng khám có GXCM và được kiểm chứng lại bằng chụp CT scan sọ não. Có 7/13 người bệnh được chụp CT scan sọ não, phân loại theo Kun Hwang (2006) ghi nhận nhóm I (gãy đơn giản không di lệch) chiếm tỷ lệ cao nhất (42.8%), nhóm III (gãy vụn cài vào nhau hoặc sụp lún) chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (28.6%). Thời gian điều trị nội trú trung bình 4.8 ngày, dưới 3 ngày chiếm 28.6%, từ 4 đến 7 ngày chiếm 71.4%, không có trường hợp trên 7 ngày. Tất cả BN đều có kết quả điều trị đạt sau xuất viện. Kết luận: Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, chủ yếu nam giới và dưới 30 tuổi. Nguyên nhân GXCM đứng hàng đầu là tai nạn giao thông, phân loại theo Ogawa là gãy kín không di lệch, theo Kun Hwang là nhóm I (gãy đơn giản không di lệnh). Chụp CT-scan có độ đặc hiệu cao hơn chụp Xquang xương chính mũi nghiêng đơn thuần. Từ khóa: gãy xương chính mũi, chấn thương.ThS. BS Vũ Đức Nhân
Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
2024-05-222024-05-226964273410.60137/tmhvn.v69i64.105ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MEPATYL TRONG ĐIỀU TRỊ NẤM ỐNG TAI NGOÀI
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/115
Giới thiệu: nấm ống tai ngoài là tình trạng nhiễm nấm nông bề mặt của ống tai ngoài. Là một bệnh lý thường gặp trong Tai Mũi Họng. Bệnh thường gặp ở các khu vực nóng ẩm. tỉ lệ mắc bệnh từ 9-30,4% trong viêm tai ngoài. Các yếu tố dễ macse bệnh bào gồm: nhiễm trùng ống tai mạn tính, sử dụng kháng sinh nhỏ tai hoặc corticoid nhỏ tai quá lâu, sử dụng thiết bị trợ thính thường xuyên, thay đổi pH ống tai do thay đổi số lượng và chất lượng ráy tai. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Candida và Aspergillus. Việc điều trị nấm tai được khuyến cáo gồm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng nhiễm nấm tai, chăm sóc tai, làm sạch nấm tai, sử dụng các thuốc điều trị tại chỗ hoặc toàn thân. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của Mepatyl (acid acetic 2%) trong điều trị nấm ống tai ngoài. Thu thập mẫu: Người bệnh có triệu chứng nghi ngờ nhiễm nấm tai được nội soi chẩn đoán, lấy bệnh phẩm xét nghiệm lần 1 (soi tươi, cấy), đo thính lực đơn âm lần 1. Sau điều trị bằng thuốc Mepatyl nhỏ tai 2 tuần người bệnh được nội soi kiểm tra, lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm lần 2, đo thính lực đơn âm lần 2 Phương pháp nghiên cứu: can thiệp không nhóm chứng Kết quả: Tỉ lệ điều trị khỏi là 77.4%, tác dụng phụ như cảm giác rát tai nhẹ, ngứa tai (35,5%) không ghi nhận tác dụng phụ nặng. Chủng tác nhân phân lập được là Aspergillus 77,4%, Candida 6,5%, còn 16,1% không mọc mặc dù soi tươi (+), điểm số về sức nghe, triệu chứng cơ năng, điểm số nội soi đều cải thiện có ý nghĩa. Bàn luận: nghiên cứu chỉ ra rằng Mepatyl là một chọn lựa hiệu quả và an toàn cho điều trị nấm tai. Đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và tính dễ sử dụng, dễ dung nạp của hoạt chất này là những lợi ích đáng chú ý. Kết luận: Mepatyl là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nấm ống tai ngoài, đem lại kết quả tích cực và ít tác dụng phụ, có thể là lựa chọn khởi đầu cho điều trị nấm tai.Lê Văn Vĩnh QuyềnVăn Thị Hải HàTrần Ngọc Tường LinhTrần Thu HồngLý Xuân Quang
Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
2024-05-222024-05-226964354110.60137/tmhvn.v69i64.115ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU DÂY THẦN KINH TAI LỚN TRONG PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN MANG TAI TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 2022-2023
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/116
Đặt vấn đề: Thần kinh tai lớn là một phần của đám rối cổ nông, xuất phát từ rễ thần kinh tủy sống C2 – C3. Gần đây, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh lợi ích của việc bảo tồn nhánh sau dây thần kinh tai lớn trong phẫu thuật cắt tuyến mang tai với mong muốn phục hồi nhanh chóng cảm giác vùng tai và quanh tai sau phẫu thuật. Vậy đặc điểm giải phẫu của dây thần kinh tai lớn trong phẫu thuật tuyến mang tai như thế nào, làm thế nào để bảo tồn nhánh sau thần kinh tai lớn và liệu việc bảo tồn có dễ dàng hay không? Mục tiêu: Mô tả đặc điểm giải phẫu dây thần kinh tai lớn trong phẫu thuật cắt tuyến mang tai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 60 trường hợp phẫu thuật cắt tuyến mang tai có bảo tồn nhánh sau dây thần kinh tai lớn từ 07/2022 – 07/2023. Kết quả: Khoảng cách giữa bờ ngoài tĩnh mạch cảnh ngoài và bờ trong của dây thần kinh tai lớn (D1), khoảng cách tại điểm xuất phát ở bờ sau cơ ức đòn chũm và tại vị trí phân đôi nhánh trước và nhánh sau tương đương độ dài thân chính dây thần kinh tai lớn (D2) và khoảng cách từ vị trí dây thần kinh tai lớn chia nhánh tận thành nhánh trước đi vào mô tuyến và nhánh sau đi vào da vùng dái tai tương đương với độ dài nhánh sau (D3) có giá trị trung bình lần lượt là 8,45 ± 4,3 mm; 34,5 ± 8,4 mm; 31,2 ± 8,4 mm. Thời gian tìm và bảo tồn nhánh sau dây thần kinh tai lớn trung bình 12,4 ± 3,9 phút. Kết luận: Kĩ thuật tìm và bảo tồn nhánh sau dây thần kinh tai lớn không quá khó khăn và phức tạp, thời gian thực hiện đa phần không quá 15 phút là khoảng thời gian chấp nhận được. Xác định dây thần kinh tai lớn ngay dưới lớp SMAS, cách tĩnh mạch cảnh ngoài về phía ngoài khoảng 0,5 cm – 1 cm tại vị trí thần kinh đi song song tĩnh mạch này ở bề mặt cơ ức đòn chũm. Việc xác định và bảo tồn nhánh sau dây thần kinh tai lớn đòi hỏi sự tỉ mỉ của phẫu thuật viên trong quá trình bóc tách dây thần kinh và xác định nhánh sau dây thần kinh tai lớn.Lý Xuân QuangLương Hữu ĐăngNgô Thành Đạt
Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
2024-05-222024-05-226964424810.60137/tmhvn.v69i64.116KHẢO SÁT KHOẢNG CÁCH GIỮA TRỤ ĐE VÀ CÁC CẤU TRÚC LÂN CẬN TRONG HÒM NHĨ TRÊN CT SCAN XƯƠNG THÁI DƯƠNG
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/117
Đặt vấn đề: Trụ đe thường được chọn là mốc phẫu thuật trong các phẫu thuật điều trị các bệnh lý của tai giữa, đặc biệt là trong kĩ thuật tiếp cận ngách mặt hay còn gọi là mở hòm nhĩ từ phía sau. Mục đích chính của nghiên cứu này là để xác định sự phân bố tần suất của khoảng cách từ trụ đe đến một số cấu trúc trong hòm nhĩ trên CT scan xương thái dương bình thường để tính toán mức trung bình của dân số và độ lệch chuẩn. Mục tiêu: Khảo sát khoảng cách từ trụ đe đến cửa sổ tròn, trần hòm nhĩ và chỗ thừng nhĩ thoát ra khỏi thần kinh mặt. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt trên 120 bệnh nhân (65 nữ, 55 nam) từ 16 tuổi trở lên, được chụp CT scan xương thái dương tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM Kết quả: Khoảng cách trung bình từ trụ đe đến cửa sổ tròn, trần hòm nhĩ và chỗ thoát của thừng nhĩ khỏi ngách mặt lần lượt là 7,72 ± 0,46mm; 8,37 ± 1,56 mm; 10,91 ± 1,93 mm. Các khoảng cách này đa số không có mối tương quan với tuổi nhưng kết quả cho thấy các khoảng cách này ở nam lớn hơn nữ và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thông khí khác nhau của xương thái dương. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy khoảng cách từ trụ đe đến các cấu trúc lân cận như cửa sổ tròn, trần hòm nhĩ, chỗ thoát của thừng nhĩ ra khỏi thần kinh VII có sự biến đổi rất lớn ở các cá thể khác nhau nên giá trị trung bình không có nhiều ý nghĩa. Mức độ biến thiên này nên được báo cáo để các phẫu thuật viên có cơ sở để thực hiện các điều chỉnh trên bàn mổ mà không gây tổn thương đến cấu trúc quan trọng.Phạm Ngọc ChấtBùi Thế HưngMai Thị Trâm Anh
Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
2024-05-222024-05-226964495810.60137/tmhvn.v69i64.117KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC U NHẦY XOANG TRÁN TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TPHCM TỪ 2022 ĐẾN 2023
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/118
Đặt vấn đề: U nhầy xoang trán ngày càng phổ biến. Triệu chứng âm thầm làm bệnh nhân thường đến khám trễ. U nhầy thường xâm lấn vào các vị trí quan trọng xung quanh như ổ mắt, sàn sọ. Điều này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mù, nhiễm trùng nội sọ, tăng áp lực nội sọ. Việc chẩn đoán sớm và kịp thời rất quan trọng để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Nên khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học u nhầy xoang trán giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của u nhầy xoang trán. Khảo sát đặc điểm u nhầy xoang trán trên CT scan. Phân loại phương pháp phẫu thuật điều trị u nhầy xoang trán. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 33 người trưởng thành đến khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 11/2022 đến 08/2023. Ghi nhận triệu chứng lâm sàng, đặc điểm Phim CT scan và phương pháp phẫu thuật. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: 12 trường hợp (36,36%) Nghẹt mũi, 4 trường hợp (12,1%) giảm khứu giác, 15 trường hợp (45,45%) đau/nặng mặt, 14 trường hợp (42,42%) có khối sưng góc trong ổ mắt/thành trước xoang trán, 28 trường hợp (84,85%) lồi mắt, 14 trường hợp (42,42%) giảm thị lực, 4 trường hợp (12,12%) nhìn đôi, 5 trường hợp (15,15%) sụp mi, 28 trường hợp (84,85%) di lệch nhãn cầu. Đặc điểm trên CT scan: 31 trường hợp (93,94%) vị trí nằm trong, 2 trường hợp (6,06%) vị trí trung gian, 28 trường hợp (84,85%) xâm lấn thành trong ổ mắt, 10 trường hợp (30,3%) xâm lấn thành trước xoang trán, 12 trường hợp (36,36%) xâm lấn thành sau xoang trán. Phương pháp phẫu thuật: 33 trường hợp (100%) được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Kết luận: U nhầy xoang trán cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Triệu chứng về mắt là triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh. CT là công cụ chẩn đoán chính và chính xác ngay cả khi chưa có biểu hiện lâm sàng. Hầu hết u nhầy xoang trán có thể giải quyết qua phẫu thuật nội soi.Lê Trần Quang MinhChu Lan AnhPhan Ngọc Hưng
Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
2024-05-222024-05-226964597010.60137/tmhvn.v69i64.118ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ CHO BỆNH NHI ĐIẾC ĐỘT NGỘT SAU NHIỄM COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/108
TÓM TẮT Mục tiêu: Chúng tôi mô tả một trường hợp điếc đột ngột, sau ngôn ngữ cả 2 tai sau nhiễm COVID-19, qua nhiều đợt điều trị được cấy ốc tai điện tử cả 2 tai và bước đầu đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả một trường hợp bệnh Kết quả: Bệnh nhi Nữ, 07 tuổi, đột ngột điếc sâu hoàn toàn 2 tai được chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Sau phẫu thuật vết thương lành tốt, quá trình phát triển ngôn ngữ rất khả quan. Kết luận: Tình trạng điếc đột ngột sau ngôn ngữ được chẩn đoán sớm, và can thiệp kịp thời giúp trẻ có thể lấy lại được khả năng ngôn ngữ bình thường. Đặc biệt, kết quả nghe nói sau cấy điện ốc tai phụ thuộc rất nhiều vào quá trình luyện tập chức năng nghe và chức năng nói cho trẻ. Từ khoá: cấy ốc tai điện tử, âm ngữ trị liệu, điếc đột ngộtBS CKII Phạm Đoàn Tấn TàiĐỗ Hoàng PhongTIẾN SĨ Lương Hữu ĐăngNguyễn Tuấn Như
Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
2024-05-222024-05-226964717810.60137/tmhvn.v69i64.108KHẢO SÁT DẠNG KHÍ HÓA VÀ THỂ TÍCH XOANG TRÁN TRÊN CT SCAN TỪ THÁNG 11/2022 ĐẾN 07/2023 TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/119
Đặt vấn đề: Các dạng khí hóa của xoang trán có thể liên quan đến tình trạng đau đầu kéo dài, hoặc là nguyên nhân của viêm mũi xoang dị ứng mạn tính. Các thang điểm đánh giá dựa trên thể tích xoang cho thấy mối tương quan với chất lượng cuộc sống sau điều trị tốt hơn so với các thang điểm đánh giá trên mặt phẳng 2D như thang điểm Lund-Mackay. Do đó nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu các dạng khí hóa và tính toán thể tích xoang trán. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các dạng khí hóa xoang trán, kích thước, thể tích xoang trán trên CT scan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 136 người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 11/2022 đến 07/2023. Phim CT scan được ghi nhận và phân tích để phân loại dạng khí hóa xoang trán, đo kích thước và tính thể tích xoang trán. Kết quả: Tỷ lệ bất sản xoang trán hai bên là 2,2%. Dạng khí hóa trung bình là dạng thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 58,46%. Chiều cao, chiều rộng, chiều sâu trung bình của xoang trán có giá trị lần lượt là 24,42 ± 7,86 mm, 24,50 ± 9,23 mm, 11,50 ± 4,05 mm. Thể tích xoang trán trung bình là 2,31 ± 1,71 ml. Kết luận: Xoang trán hai bên không đối xứng nhau và khác nhau giữa hai giới tính. Phân loại khí hóa xoang trán nên được dựa trên thể tích xoang trên CT scan để tăng độ tin cậy, thay vì đánh giá bằng các phân loại trên mặt phẳng 2D do thiếu đi vai trò của chiều sâu xoang.Võ Hiếu BìnhLê Trần Quang MinhĐặng Duy Phong
Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam
2024-05-222024-05-226964798810.60137/tmhvn.v69i64.119