https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/issue/feed Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam 2025-03-24T00:00:00+00:00 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam bientapdientutmh@gmail.com Open Journal Systems <p><strong>T&ecirc;n cơ quan chủ quản:</strong> Hội Tai mũi họng Việt Nam</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Địa chỉ: Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, 78 Đường Giải Ph&oacute;ng, Quận Đống Đa, H&agrave; Nội;</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Điện thoại: 04.63292572</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Fax: 04.38686522</p> <p><strong>T&ocirc;n chỉ, mục đ&iacute;ch:</strong></p> <p>&nbsp; &nbsp; - Tuy&ecirc;n truyền, gi&aacute;o dục sức khoẻ ph&ograve;ng, chống c&aacute;c bệnh về tai mũi họng;</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Phổ biến kiến thức mới v&agrave; giới thiệu c&aacute;c&nbsp;c&ocirc;ng tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu khoa học trong v&agrave; ngo&agrave;i nước thuộc chuy&ecirc;n ng&agrave;nh tai mũi họng;</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Th&ocirc;ng tin về c&aacute;c hoạt động của Hội tới c&aacute;c hội vi&ecirc;n.</p> <p><strong>Đối tượng phục vụ: </strong>Hội vi&ecirc;n Hội Tai mũi họng Việt Nam v&agrave; c&aacute;c bạn đọc quan t&acirc;m.</p> <p><strong>Phạm vi ph&aacute;t h&agrave;nh chủ yếu:</strong> Trong to&agrave;n quốc</p> <p>Thể thức xuất bản:</p> <p>&nbsp; &nbsp; - T&ecirc;n gọi: Tạp ch&iacute; Tai mũi họng.</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Ng&ocirc;n ngữ thể hiện: Tiếng Việt (một số b&agrave;i dịch sang tiếng Anh v&agrave; tiếng Ph&aacute;p);</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Kỳ hạn xuất bản: 02 th&aacute;ng/01 kỳ;</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Khu&ocirc;n kh&ocirc;: 19cm x 27cm;</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Số trang: 80 trang;</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Số lượng: 1.000 bản/kỳ;</p> <p>&nbsp; &nbsp; - Nơi in: Tại H&agrave; Nội.</p> <p><strong>Phương thức ph&aacute;t h&agrave;nh:</strong> Qua Bưu điện v&agrave; tự ph&aacute;t h&agrave;nh.</p> <p><strong>L&atilde;nh đạo cơ quan b&aacute;o ch&iacute;:</strong> Tổng bi&ecirc;n tập: V&otilde; Thanh Quang.</p> https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/159 VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ MỞ CẠNH CỔ DẪN LƯU Ổ NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU TRÊN NGƯỜI BỆNH RUNG NHĨ ĐANG SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP 2024-10-19T03:41:32+00:00 Phạm Văn Hiệp tranghiep92@gmail.com Nguyễn Thị Thanh Trà Hoàng Ngọc Phương Đinh Thị Kim Anh Lê Tự Minh Hoàng Lê Nam Phương Phan Thị Hoài Trần Thu Trang Mục tiêu: Chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật mở cạnh cổ dẫn lưu ổ nhiễm trùng cổ sâu trên người bệnh rung nhĩ đang điều trị thuốc chống đông. Phương pháp: Nghiên cứu ca bệnh. Kết quả: Chúng tôi mô tả một trường hợp bệnh nhân được phẫu thuật mở cạnh cổ dẫn lưu ổ nhiễm trùng cổ sâu trên người bệnh rung nhĩ đang điều trị bằng Warfarin 5mg/ngày. Sau mổ, tình trạng chảy máu, nhiễm trùng và áp-xe được điều trị ổn định sau khi mở cạnh cổ dẫn lưu và điều trị phối hợp kháng sinh tích cực theo kháng sinh đồ kèm bơm rửa chăm sóc hố mổ hàng ngày. Kết luận: Chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật mở cạnh cổ dẫn lưu ổ nhiễm trùng cổ sâu trên người bệnh rung nhĩ đang điều trị thuốc chống đông bao gồm nhiều nội dung phức tạp và cần sự phối hợp từ nhiều chuyên khoa, nhiều thành viên trong đội nhóm chăm sóc. Nâng cao kiến thức và kỹ năng chăm sóc bệnh nhân có bệnh lý cấp cứu tai mũi họng trên nền người bệnh có bệnh lý nội khoa nặng có nhiều nguy cơ là rất cần thiết cho thực hành điều dưỡng chuyên khoa tai mũi họng. 2025-02-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/185 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁC ĐỒ TIÊM CORTICOID XUYÊN MÀNG NHĨ ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH 2024-12-09T12:36:20+00:00 TS Khiếu Hữu Thanh Khieuthanh@tbump.edu.vn ThS.BS Đặng Xuân Vinh vinhk37d@gmail.com ThS.BS Chu Thị Hồng hongct.tmh@tbump.edu.vn Đặng Tuấn Phong phong.dangtuan@gmail.com ThS.BS Nguyễn Văn Hữu HuuENT@gmail.com PGS.TS.BS Ngô Thanh Bình ngothanhbinh@tbump.edu.vn Mục tiêu: Đánh giá kết quả phác đồ tiêm corticoid xuyên màng nhĩ điều trị điếc đột ngột tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Đối tượng: Nghiên cứu loạt ca bệnh với 58 người bệnh điếc đột ngột được tiêm corticoid xuyên màng nhĩ tại bệnh viện đại học Y Thái Bình từ 2019-2024. Kết quả: Nghe kém mức độ nhẹ có tỷ lệ phục hồi hoàn toàn là 88,2%. Nghe kém trung bình và nặng có tỷ lệ phục hồi một phần tương ứng là 66,1% và 46,2%. Nghe kém sâu không cải thiện với tỷ lệ 50%. Thính lực đồ dạng A, B và D có tỷ lệ phục hồi hoàn toàn tương ứng là 85,7%; 36,0% và 42,9%. Thính lực đồ dạng E không cải thiện thính lực với tỷ lệ 55,6%. Thời gian đến viện trước 7 ngày cho tỷ lệ hồi phục toàn bộ cao hơn là 37,0%. Tai biến chủ yếu là đau sau tiêm. Kết luận: Tiêm corticoid xuyên màng nhĩ là kỹ thuật an toàn. Nghe kém mức độ nhẹ, thính lực đồ dạng A, B hoặc D và tới viện trước 7 ngày cho kết quả điều trị tốt hơn. 2025-02-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/173 THỰC TRẠNG VỀ TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ STRESS CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM MŨI XOANG SAU ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2024 2024-11-22T13:19:46+00:00 CN Nguyễn Bích Hường nguyenbichhuong11897@gmail.com Phạm Văn Hiệp tranghiep92@gmail.com Đặt vấn đề: Viêm mũi xoang là tình trạng viêm đường hô hấp trên phổ biến trên toàn thế giới ở niêm mạc mũi và xoang cạnh mũi và được phân loại thành cấp tính (<12 tuần) và mãn tính (>12 tuần). Là một bệnh lý phổ biến, hay gặp trong bệnh lý tai mũi họng. Viêm mũi xoang có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, cảm xúc và chất lượng cuộc sống của người bệnh do cảm giác khó chịu lâu dài, stress, lo âu, trầm cảm. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 171 người bệnh mắc bệnh viêm mũi xoang sau điều trị nội khoa ba tháng tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương để tìm hiểu mức độ trầm cảm, lo âu và stress. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2024 thông qua bộ công cụ DASS – 21. Kết quả: Độ tuổi phổ biến của người bệnh là 18-60 tuổi (90,1%), với tỷ lệ nữ nhiều hơn nam (53,8%). Phần lớn người bệnh đến từ nông thôn (59,6%) và có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông trở lên (50,3%). Đa số là làm lao động tự do (57,3%), đã kết hôn (90,1%) và có mức thu nhập dưới 10 triệu (63,2%). Thời gian điều trị cho bệnh nhân từ 4 tuần trở xuống chiếm 72,5%, đa số không có bệnh mạn tính kèm theo (88,3%), trong thời gian điều trị bệnh cùng một lúc mắc 2 bệnh về tai mũi họng chiếm tới 69%. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress trên đối tượng viêm mũi xoang là 0,6%; 2,3%; 0,6%. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress của viêm mũi xoang sau điều trị nội khoa là 0,6%; 2,3%; 0,6%. 2025-02-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/153 KHẢO SÁT DỊ NGUYÊN ĐƯỜNG THỞ Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÝ DỊ ỨNG KHOANG TRUNG TÂM 2024-10-21T01:26:01+00:00 ThS.BSCKI Nguyễn Thành Phương nguyenphuong12196@gmail.com ThS.BSCKI Ngô Hồng Ngọc ngocnh@pnt.edu.vn BS. Lê Thị Anh Thư lethianhthu2889@gmail.com BS. Nguyễn Hồ Thu Thảo thuthao.nguyenho299@gmail.com PGS.TS.BS. Trần Viết Luân luantranviet@gmail.com Đặt vấn đề: Bệnh lý dị ứng khoang trung tâm (CCAD) là thể bệnh viêm mũi xoang mạn tính nguyên phát lan tỏa có liên quan chặt chẽ với tiếp xúc dị nguyên đường thở kéo dài. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu mô tả các dị nguyên thường gặp ở nhóm bệnh lý này ở dân số Việt Nam. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca trên 21 bệnh nhân được chẩn đoán là CCAD, và có chỉ định phẫu thuật tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 03/2023 đến tháng 07/2024. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 21 bệnh nhân trong đó có 15 bệnh nhân (71,4%) dương tính với ít nhất một tác nhân gây dị ứng và 6 bệnh nhân âm tính với tất cả tác nhân dị ứng được xét nghiệm. Tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất là các loại mạt bụi nhà là D.farinae (52,4%), B.tropicalis (42,9%), D.pteronyssinus (38,1%). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi nhận 02 trường hợp là công nhân ngành dệt may dị ứng với dị nguyên bụi bông, nhưng chưa có bằng chứng về xét nghiệm kháng thể do tác nhân này không nằm trong panel của xét nghiệm. Điểm trung bình VAS, Lund – Kennedy, Lund – Mackay, và số lượng bạch cầu ái toan trong mô không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở nhóm có dị ứng dị nguyên đường thở so với nhóm không có dị ứng với dị nguyên đường thở cũng như giữa các nhóm có số lượng dị nguyên đường thở dương tính khác nhau (p > 0,05). Kết luận: Bệnh lý dị ứng khoang trung tâm có liên quan mật thiết với các dị nguyên đường thở và điều trị dị ứng giữ vai trò quan trọng trong điều trị cũng như trong phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật. Vì vậy, việc xác định chính xác các dị nguyên là rất cần thiết trong điều trị. 2025-02-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/152 KHẢO SÁT SỐ ĐO GÓC TRÁN VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI ĐƯỜNG KÍNH TRƯỚC SAU LỖ THÔNG XOANG TRÁN TRÊN CT SCAN 2024-10-19T01:10:45+00:00 Trần Viết Luân Vũ Minh Thắng vuminhvu8888@gmail.com Nguyễn Quang Hùng Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi xoang trán vẫn còn là một thách thức lớn đối với nhiều phẫu thuật viên vì có đường dẫn lưu phức tạp và liên quan nhiều cấu trúc nguy hiểm như sàn sọ, động mạch sàng trước. Đường dẫn lưu xoang trán (frontal sinus drainage pathway) có ba phần khác nhau hợp lại có dạng một đồng hồ cát, vì ba phần cấu thành không nằm trên một đường thẳng nên đường dẫn lưu xoang trán có hình dáng cong, gập góc thắt eo ở lỗ thông xoang trán gây hạn chế nguồn sáng ống nội soi và dụng cụ tiếp cận phẫu trường. Ngoài đường kính trước sau lỗ thông xoang trán và các tế bào ngách trán, góc trán có thể là yếu tố mới tiên lượng trước phẫu thuật nội soi xoang trán. Mục tiêu: xác định số đo góc trán ở người Việt Nam trưởng thành cũng như phân độ phức tạp ngách trán, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát số đo góc trán và mối tương quan với đường kính trước sau lỗ thông xoang trán và phân độ phức tạp ngách trán trên CT scan”. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả với 105 bệnh nhân được MSCT mũi xoang tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2023 đến tháng 08/2023. Kết quả: Mẫu nghiên cứu có tỉ lệ nam:nữ = 1,1, độ tuổi trung bình là 42,5±15,1. Số đo góc trán của 210 ngách trán nằm trong khoảng 16,6⁰ đến 90⁰ . Số đo trung bình góc trán 60,3⁰±16,9⁰. Đường kính trước sau lỗ thông xoang trán 7,8 ± 1,6 mm. Có mối tương quan mạnh giữa số đo góc trán và đường kính trước sau lỗ thông xoang trán (hệ số tương quan Pearson: r = 0,66, p<0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê số đo góc trán trung bình ở nhóm ngách trán phức tạp ít, vừa, nhiều và nhất (p<0,001). Kết luận: số đo góc trán trên hình ảnh CT scan là một yếu tố tiên lượng mới trợ giúp rất hữu ích khi khảo sát ngách trán trước phẫu thuật. 2025-02-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/183 ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT CẮT AMIDAN BẰNG DAO ĐIỆN LƯỠNG CỰC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 7 2024-12-17T13:22:43+00:00 Vũ Thị Thu Thảo Thạc sĩ.BSCKI Hà Công Chánh chanhhacong@gmail.com Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật cắt amidan bằng dao điện lưỡng cực tại bệnh viện Quận 7 năm 2023.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân (37 BN) đến khám và điều trị tại phòng khám tai mũi họng bệnh viên Quận 7 sau đó được phẫu thuật cắt amidan viêm mạn tính bằng dao lưỡng cực. Kết quả và bàn luận: Tỷ lệ nam:nữ = 1,85:1; độ tuổi trung bình: 22, thường gặp nhất là nhóm 15-40 tuổi; nhóm bệnh nhân ở quận 7 chiếm tỉ lệ cao nhất 51,4%. Về đặc điểm lâm sàng: lý do nhập viện thường gặp nhất ở bệnh nhân viêm amidan mạn tính là nuốt vướng (41%); triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là amidan quá phát chiếm 72,9%. Về đặc điểm amidan:amidan quá phát độ 3 chiếm khoảng 51,35 %, còn lại amidan quá phát độ 2, 4 lần lượt là 27,03% và 21,62% Thời gian phẫu thuật trung bình 25 +/- 8 phút. Mức độ chảy máu sau mổ: ghi nhận 2 ca trong 37 trường hợp chảu máu muộn (sau 24h), chiếm 5,4%. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS: ngày 1 là 5,41, ngày 7 chỉ 1,65 sau phẫu thuật.Thời gian lành thương sau mổ: trung bình 12,24 +/4,5 ngày. Kết luận: Viêm amidan mạn tính được phẫu thuật bằng dao điện lưỡng cực cho kết quả tốt tại tuyến y tế cơ sởTỷ lệ chảy máu sau mổ ít, mức độ lành thương của hố amidan sau mổ kéo dài. Mức độ đau sau phẫu thuật được cải thiện hơn, chủ yếu đau ngày đầu sau mổ. 2025-02-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/180 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG ẢNH ĐỘNG NHÃN ĐỒ VÀ NGHIỆM PHÁP LẮC ĐẦU CÓ GHI HÌNH TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ TIỀN ĐÌNH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 2025-01-19T04:15:47+00:00 BSCKII Trần Phương Nam bstranphuongnam@gmail.com BSCKII. Lê Chí Thông thonglechi@gmail.com THS. BS. Dương Mạnh Đạt BSCKII. Phan Ngô Huy THS. BS. Lê Viết Thanh Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang trên 70 bệnh nhân đến khám vì chóng mặt và được thực hiện các nghiệm pháp tiền đình, đo VNG và vHIT tại Bệnh viện Trung ương Huế từ ngày 1 - 31/8/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 54 ± 13,1, nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 40 đến 60 tuổi với 45,7%. Nữ giới chiếm đa số. Chóng mặt có yếu tố khởi phát chiếm tỷ lệ 64,3%. Rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm tỉ lệ 65,7%, rối loạn tiền đình trung ương chiếm tỉ lệ 31,4%. Bệnh lý tiền đình ngoại biên gặp nhiều nhất là BPPV (67,5%), bệnh lý Ménière (21,7%). Bệnh lý tiền đình trung ương gặp nhiều nhất là Migraine tiền đình (77,3%). Có sự khác biệt sự phân bố theo tính chất khởi khởi phát của triệu chứng chóng mặt và choáng váng ở hai nhóm nguyên nhân ngoại biên và nguyên nhân trung ương. Phần trăm suy giảm chức năng tiền đình ở nhóm nguyên nhân ngoại biên là 16,3 ± 9,2 và nhóm nguyên nhân trung ương là 4,3 ± 3,5%. Kết luận: Thăm dò chức năng tiền đình với VNG và vHIT là hữu ích và cần thiết trong thăm khám và chẩn đoán bệnh lý rối loạn tiền đình. 2025-02-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/160 HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA KỸ THUẬT MỞ KHÍ QUẢN XUYÊN DA NONG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG 2025-02-04T09:07:34+00:00 PGS. TS. Lâm Huyền Trân huyentranent@yahoo.com ThS. Lê Phương Ngân BSCK2 Ngô Thế Hải CN Lai Nghi Quyến Đặt vấn đề: Kỹ thuật mở khí quản (MKQ) xuyên da nong (XDN) đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật này tại Việt Nam là còn hạn chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật MKQ XDN. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu trên 60 bệnh nhân (tuổi trung bình 65,57 ± 17,84, nam/nữ 56,7/43,3%) có chỉ định MKQ XDN tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 6/2023 đến 3/2024. Bệnh nhân được thu thập thông tin cá nhân, tiền căn; sau đó được thực hiện kỹ thuật MKQ XDN. Sau phẫu thuật, tiến hành ghi nhận sinh hiệu và các chỉ số trước và sau phẫu thuật, các biến chứng sớm (trong vòng 24 giờ) và muộn (>24 giờ sau phẫu thuật), đồng thời ghi nhận kết cục của cuộc phẫu thuật. Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình 5,53 ± 0,57 phút. Các chỉ số thay đổi có ý nghĩa theo chiều hướng tích cực trước và sau phẫu thuật bao gồm mạch (91,43 ± 15,38 so với 88,35 ± 10,68 lần/phút, p = 0,037), SpO2 (98,08 ± 1,17 và 98,58 ± 1,52, p = 0,005) và ETCO2 (48,18 ± 3,80 so với 42,43 ± 4,42, p < 0,001). Có 11,6% bệnh nhân gặp biến chứng sau phẫu thuật, bao gồm biến chứng sớm (3,3%) và biến chứng muộn (8,3%). Có 55,0% bệnh nhân xuất viện nhưng chưa rút canuyn, 1,7% xuất viện và rút canuyn và 43,3% tử vong hoặc nặng xin về. Tất cả các bệnh nhân tử vong/nặng xin về đều do bệnh lý nền, không do biến chứng của MKQ. Kết luận: MKQ XDN là một kỹ thuật có tính hiệu quả và an toàn cao, nên được đào tạo chuyển giao và áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. 2025-02-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/126 PHẪU THUẬT VÁ NHĨ ĐƠN THUẦN BẰNG MỠ TỰ THÂN: ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ ? 2025-02-06T04:15:21+00:00 Phan Hữu Ngọc Minh phnminh@huemed-univ.edu.vn Hoàng Phước Minh Lê Thanh Minh Đặt vấn đề: Phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần bằng nút mỡ là một phẫu thuật đơn giản, có thể đóng kín được các lỗ thủng màng nhĩ kích thước nhỏ. Kỷ thuật này có nhiều ưu điểm và tỷ lệ thành công tương tự như các kỷ thuật vá nhĩ kinh điển thường quy khác. Phương pháp: Chúng tôi báo cáo hàng loạt trường hợp bệnh viêm tai giữa mạn tính có thủng nhĩ được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế với mục đích đánh giá hiệu quả của phương pháp vá nhĩ đơn thuần bằng nút mỡ tự thân đối với các lỗ thủng nhỏ. Kết quả: Tỷ lệ liền kín màng nhĩ là 30/32 trường hợp, chiếm 93,75% tại thời điểm tái khám sau 3 tháng. Tỷ lệ thành công ở nhóm bệnh nhân không có tiền sử phẫu thuật màng nhĩ trước đây cao hơn so với nhóm đã có can thiệp trên màng nhĩ có ý nghĩa thống kê với giá trị p = 0.04. Chỉ số ABG sau mổ cải thiện so với trước phẫu thuật có giá trị 18.59 ± 4.75 dB với p = 0.03. Kết luận: Phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần với kỷ thuật tiến hành đơn giản, nhưng cho kết quả thành công cao đối với các lỗ thủng kích thước nhỏ, ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn. 2025-02-26T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/177 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU CỦA BỆNH NHI SAU HIỆU CHỈNH ỐC TAI ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO NGƯỠNG ĐIỆN THẾ PHẢN XẠ CƠ BÀN ĐẠP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 2025-02-04T09:09:16+00:00 TS Lương Hữu Đăng Trần Tường Vinh tuongvinh01@gmail.com BSCK2 Phạm Đoàn Tấn Tài Trần Thị Minh Châu Nguyễn Tuấn Như Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu của bệnh nhi sau hiệu chỉnh ốc tai điện tử sử dụng phương pháp đo ngưỡng điện thế phản xạ cơ bàn đạp.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 20 bệnh nhân sau cấy ốc tai điện tử tại khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Thời điểm cấy ốc tai điện tử từ 1 - 3 tuổi chiếm đa số (75%). Tỷ lệ cấy ở nam (45%); nữ (55%). Đánh giá thính lực trước phẫu thuật ngưỡng nghe trung bình đạt 103,2 dB. Sau phẫu thuật đặc điểm thính lực qua trường tự do của nhóm hiệu chỉnh bằng đo trở kháng và đo đáp ứng thần kinh thính giác cho thấy sau khoảng 9 tháng, kết quả ngưỡng nghe trung bình chỉ đạt 65,9 dB; Sau đó, kết hợp hiệu chỉnh với ngưỡng điện thế phản xạ cơ bàn đạp, ngưỡng nghe trung bình sau 4 tháng, 8 tháng, 12 tháng lần lượt là 37,6 dB; 29,3 dB; 26,1 dB. Ở nhóm còn lại, nhóm hiệu chỉnh với đo ngưỡng điện thế phản xạ cơ bàn đạp, đo trở kháng và đo đáp ứng thần kinh ngay từ lúc bật máy, ngưỡng nghe sau 4 tháng đạt 32,6 dB. Kết luận: Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc ứng dụng ngưỡng điện thế phản xạ cơ bàn đạp trong hiệu chỉnh thiết bị cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 mang lại nhiều lợi ích đáng kể. 2025-02-26T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam https://tapchitaimuihong.vn/index.php/tmh/article/view/191 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT PHẦN SAU DÂY THANH BẰNG DỤNG CỤ CẮT HÚT TRONG ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THANH HAI BÊN TƯ THẾ KHÉP 2025-01-20T04:27:41+00:00 Bác sĩ Trần Hữu Thắng Bác sĩ CK 2 Bùi Quốc Tuấn tranquoctuan74@gmail.com Bác sĩ Mai Ý Thơ Bác sĩ Vũ Mạnh Cường Bác sĩ Nguyễn Xuân Hòa Bác sĩ Nguyễn Hoàng Linh Chi Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt phần sau dây thanh bằng dụng cụ cắt hút trong điều trị liệt dây thanh 2 bên tư thế khép. Đối tượng: 21 bệnh nhân được chẩn đoán xác định liệt dây thanh hai bên tư thế khép được điều trị cắt phần sau dây thanh bằng dụng cụ cắt hút tại khoa Cấp Cứu bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 9/2023 cho đến tháng 8/2024. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả từng trường hợp có can thiệp lâm sàng. Kết quả: 43% bệnh nhân không cần mở khí quản; các bệnh nhân có mở khí quản trước đó đều rút được canuyn ngay sau mổ vài ngày. Sau phẫu thuật: 85,72% bệnh nhân hết khó thở, 90,48% bệnh nhân có độ rộng thanh môn >5mm, hầu hết bệnh nhân có rối loạn giọng nhẹ, trung bình. Kết luận: Phẫu thuật cắt phần sau dây thanh bằng dụng cụ cắt hút cho kết quả tốt, vừa giải quyết khó thở vừa bảo tồn chức năng nói, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Dụng cụ cắt hút là phương tiện phẫu thuật hiệu quả, lần đầu tiên được sử dụng trong phẫu thuật cắt phần sau dây thanh tại bệnh viện chúng tôi nhưng đã chứng minh được nhiều ưu điểm như thời gian phẫu thuật ngắn, ít gây biến chứng và dễ dàng triển khai tại các cơ sở y tế. 2025-02-26T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam